Kết hôn sau bao lâu được ly hôn?

Kết hôn và ly hôn là những vấn đề pháp lý quan trọng mà mọi người cần hiểu rõ khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về thời gian sau khi kết hôn mới được ly hôn, điều kiện kết hôn hợp pháp và các thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về quy trình này.

#1. Kết hôn sau bao lâu được ly hôn?

Hiện nay, không có quy định về thời hạn duy trì hôn nhân trước khi ly hôn. Điều này có nghĩa là, không bắt buộc phải kết hôn sau một thời gian nhất định mới được ly hôn.

Khi nam nữ đăng ký kết hôn, việc kết hôn sẽ có hiệu lực ngay sau khi các bên ký tên vào sổ hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân được công nhận hợp pháp nếu được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không thuộc các trường hợp bị cấm, đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật (theo Điều 18 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13).

Sau khi kết hôn, nếu vợ chồng muốn ly hôn thì có thể yêu cầu bất kỳ lúc nào và thủ tục ly hôn sẽ có hiệu lực pháp lý sau khi được tòa án ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực (theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13).

Hiện nay, có hai hình thức ly hôn phổ biến:

  • Ly hôn thuận tình: Khi cả hai vợ chồng đồng ý.

  • Ly hôn đơn phương: Khi một bên yêu cầu và có căn cứ hợp pháp, chẳng hạn như bạo lực gia đình, ngoại tình… khiến cuộc sống chung không thể kéo dài (Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Như vậy, không có thời gian cụ thể sau khi kết hôn mới được ly hôn, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện ly hôn theo luật.

Kết hôn sau bao lâu được ly hôn-1

#2. Khi nào được coi là kết hôn hợp pháp?

Để được công nhận là có quan hệ hôn nhân hợp pháp, nam nữ phải đáp ứng điều kiện đăng ký kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, các điều kiện bao gồm:

  • Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.

  • Nam nữ tự nguyện quyết định đăng ký kết hôn.

  • Cả hai không bị mất năng lực hành vi dân sự.

  • Việc kết hôn không thuộc trường hợp bị cấm như: cưỡng ép kết hôn, kết hôn giả tạo, yêu sách tài sản, v.v.

Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định chi tiết tại Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Các bước cần thực hiện bao gồm:

  • Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: tờ khai đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc quyết định, bản án ly hôn nếu có.

  • Thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của công dân Việt Nam, hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu có yếu tố nước ngoài (theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch 2014).

  • Thời gian giải quyết: Nếu không có yếu tố nước ngoài, việc đăng ký kết hôn sẽ hoàn thành ngay sau khi ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thời gian giải quyết tối đa là 15 ngày.

#3. Thủ tục ly hôn diễn ra như thế nào?

Vợ chồng có thể yêu cầu ly hôn khi:

  • Cả hai bên thỏa thuận và cùng đồng ý ly hôn;

  • Một bên yêu cầu ly hôn do có căn cứ rằng hôn nhân không đạt được mục đích, chẳng hạn như do bạo lực gia đình hoặc ngoại tình (theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Về trình tự, thủ tục ly hôn, tùy vào từng hình thức để có các bước khác nhau như sau:

Ly hôn đơn phương

Ly hôn thuận tình

Bước 1: Nộp đơn ly hôn và các giấy tờ liên quan đến việc ly hôn: Đăng ký kết hôn, chứng cứ về việc bạo lực gia đình, ngoại tình… (nếu có),,,

Bước 2: Tòa án xem xét , giải quyết 

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ hợp lệ, yêu cầu người nộp đơn ly hôn nộp tiền tạm ứng án phí, tiến hành thủ tục hòa giải

Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm

Sau khi hòa giải không thành, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập các bên, mở phiên tòa giải quyết ly hôn đơn phương

Bước 4: Ra bản án ly hôn chấm dứt quan hệ vợ chồng

Lưu ý: Bản án ly hôn đơn phương sẽ có hiệu lực pháp luật sau thời hạn kháng cáo (15 ngày) và kháng nghị (tối đa 01 tháng)

Bước 1: Nộp đơn ly hôn thuận tình và các tài liệu kèm theo như kết hôn, giấy khai sinh (nếu có con), giấy tờ về tài sản (nếu yêu cầu công nhận phân chia tài sản)…

Bước 2: Tòa án giải quyết yêu cầu. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ yêu cầu, hòa giải,…

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn nếu hai vợ chồng hòa giải mà không thành.

Lưu ý: Quyết định ly hôn có hiệu lực ngay sau khi được ban hành.

 

 

Trên đây, ESLaw đã chia sẻ nội dung về vấn đề: Kết hôn sau bao lâu được ly hôn? Nếu còn thắc mắc độc giả có thể liên hệ ngay đến số tổng đài 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: info@eslaw.vn để được tư vấn. Trân trọng cảm ơn!                       

ESLAW
Tác giả ESLAW Admin
Bài viết trước Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Bài viết tiếp theo

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được quyền thăm con

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được quyền thăm con
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Hà Nội
HCM