Ly hôn đơn phương mất bao lâu? Làm sao để ly hôn nhanh nhất?
Khi quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân, ai cũng mong muốn quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng. Vậy thời gian cần để giải quyết một vụ ly hôn đơn phương là bao lâu? Để đảm bảo quá trình ly hôn đơn phương được thực hiện nhanh chóng, bạn cần chú ý những điểm gì?
#1. Ly hôn đơn phương giải quyết trong bao lâu
Thủ tục và thời gian giải quyết ly hôn đơn phương tại tòa án được thực hiện theo quy trình của một vụ án dân sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chồng hoặc vợ - người bị yêu cầu ly hôn (Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự) hoặc nơi vợ chồng thoả thuận nộp (điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự);
Bước 2: Sau nhận được đơn khởi kiện, Tòa án xem xét đơn khởi kiện trong thời gian 03 ngày làm việc. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phấn sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu có thiếu sót; thụ lý vụ án hoặc chuyển đơn cho Toà có thẩm quyền hoặc trả lại đơn;
Bước 3: Sau khi tiếp nhận đơn ly hôn đơn phương, tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện về việc phải nộp tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ tòa án.
Bước 4: Thẩm phán sẽ thông báo việc thụ lý vụ án trong vòng 3 ngày làm việc và phân công thẩm phán xử lý vụ án trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Bước 5: Tòa án sẽ chuẩn bị để xét xử vụ án trong thời gian 4 tháng. Nếu vụ ly hôn đơn phương có tính chất phức tạp hoặc gặp sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan, thời gian chuẩn bị có thể kéo dài đến 6 tháng. Trong thời gian này, tòa án sẽ thực hiện các công việc như xác minh, thu thập chứng cứ và hòa giải. Sau đó, tòa án sẽ đưa ra một trong các quyết định sau:
Công nhận sự thỏa thuận của các bên;
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án;
Đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Từ ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử được ban hành, tòa án phải mở phiên tòa trong vòng 1 tháng. Nếu có lý do chính đáng, thời gian này có thể được kéo dài thêm tối đa 2 tháng.
Như vậy, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương có thể kéo dài đến 8 tháng hoặc hơn, tùy vào độ phức tạp và các tranh chấp giữa các bên trong vụ án.
#2. Làm sao để ly hôn đơn phương nhanh chóng?
Để việc ly hôn đơn phương diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng nhất, thì người có nhu cầu cần phải lưu ý cái vấn đề sau:
Thứ nhất, phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn
Căn cứ Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự quy định nếu hồ sơ ly hôn chưa đảm bảo đúng quy định pháp luật thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Nhưng vậy, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn sẽ giúp Tòa án có xem xét thụ lý vụ án mà không cần phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Thứ hai, thu thập đầy đủ bằng chứng ly hôn để Tòa căn cứ chấp nhận đơn ly hôn đơn phương
Bản chất của ly hôn đơn phương là chấm dứt hôn nhân theo yêu cầu của một bên. Vì vậy, cần phải có lý do và các bằng chứng để chứng minh yêu cầu của mình đưa ra là hợp tình hợp lý theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;
Vợ hoặc chồng đã bị tuyên bố mất tích.
Thông qua nhưng chứng cứ nêu trên, sẽ thuận lợi cho Tòa án trong việc thu thập chứng cứ, giúp rút gọn thời gian xem xét thụ lý vụ án cũng như chuẩn bị xét xử cũng sẽ thuận lợi hơn.
Thứ ba, không yêu cầu Tòa hòa giải
Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thi một trong các đương sự có quyền đề nghị không tiến hành hòa giải. Việc tiến hành hòa giải không đáp ứng được mong muốn ly hôn ban đầu của chúng ta, mà lại còn gây tốn thời gian giải quyết theo thủ tục. Vì vậy, vợ hay chồng muốn ly hôn đơn phương nên tận dụng quyền này, để tránh gây lãng phí thời gian.
Thứ tư, có mặt khi được Tòa triệu tập
Theo khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự:
Nếu đương sự vắng mặt khi được triệu tập lần đầu, tòa án sẽ hoãn phiên tòa, trừ khi có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.
Nếu vắng mặt khi được triệu tập lần thứ hai, tòa án sẽ đình chỉ vụ án vì coi như nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện.
Do đó, nếu không nộp đơn yêu cầu xét xử vắng mặt hoặc không có mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ, thời gian giải quyết vụ án có thể bị kéo dài do phiên tòa bị hoãn xét xử.
Trên đây, ESLaw đã chia sẻ nội dung về Ly hôn đơn phương mất bao lâu? Làm sao để ly hôn nhanh nhất? . Mọi vướng mắc pháp lý về ly hôn, thủ tục ly hôn... Hãy gọi ngay: 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn. Trân trọng cảm ơn!
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ly hôn đơn phương là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn
Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết về các điều kiện, thủ tục, và quyền lợi liên quan để đảm ...
Mẫu Đơn ly hôn đơn phương mới nhất và hướng dẫn cách viết
Khi ly hôn đơn phương, thì thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ là đơn ly hôn đơn phương. Bài viết sau ...
Ly hôn đơn phương mất bao lâu? Làm sao để ly hôn nhanh nhất?
Khi quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân, ai cũng mong muốn quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng. ...