Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Những năm qua, nhằm chủ động hội nhập quốc tế, chính sách và pháp luật về xuất nhập cảnh của Việt Nam đã được hoàn thiện liên tục. Các cải cách thủ tục hành chính và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp công dân nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam dễ dàng và thuận tiện hơn.

26

I. Các loại visa bao gồm:

  • Visa công vụ: Dành cho các chuyến công tác chính thức.

  • Visa du lịch: Dành cho mục đích du lịch.

  • Visa làm việc: Dành cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

  • Visa cho nhà đầu tư: Dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

  • Visa thăm thân: Dành cho việc thăm thân nhân tại Việt Nam.

II. Một số quy định mới về cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2024:

  • Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì từ trong năm 2024 Việt Nam sẽ có một số chính sách và quy định mới về visa du lịch và các thủ tục xuất nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam với hình thức du lịch.  Các nội dung theo quy định mới bao gồm tăng thời hạn của visa du lịch (DL), E-Visa du lịch lên 3 tháng. Đồng thời, áp dụng chính sách tăng thời hạn được miễn thị thực với mục đích du lịch lên 45 ngày cho một số nước.

  • Đặc biệt, năm 2024 triển khai cấp thị thực điện tử (Evisa Việt Nam) cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới không phân biệt quốc tịch, quốc gia. E-visa Việt Nam – EV là ký hiệu của Visa điện tử Việt Nam, theo quy định hiện tại có thời hạn từ 30 ngày (1 tháng) đến  90 ngày (3 tháng).

  • Miễn visa du lịch Việt Nam: Áp dụng cho người nước ngoài được Việt Nam miễn thị thực đơn phương hoặc song phương có thời hạn tùy vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Người du lịch theo diện visa miễn thị thực này không phải mất lệ phí visa hoặc làm các thủ tục xin visa như thông thường.

  • Thời hạn của visa thị thực du lịch theo diện vào miễn đơn phương và song phương 14, 30 hoặc 45 ngày tùy vào từng nước.

  • Danh sách các nước được miễn visa du lịch và thời gian miễn visa:

STTCác nướcSố ngày dược miễnHình thứcThời hạn
1Brunei14Song phươngKhông có
2Myanmar14Song phươngKhông có
3Philippines30Song phươngKhông có
4Campuchia30Song phươngKhông có
5Thailand30Song phươngKhông có
6Malaysia30Song phươngKhông có
7Singapore30Song phươngKhông có
8Indonesia30Song phươngKhông có
9Laos30Song phươngKhông có
10Russia45Đơn phương14/03/2025
11Japan45Đơn phương14/03/2025
12South Korea45Đơn phương14/03/2025
13Norway45Đơn phương14/03/2025
14Finland45Đơn phương14/03/2025
15Denmark45Đơn phương14/03/2025
16Sweden45Đơn phương14/03/2025
17United Kingdom45Đơn phương14/03/2025
18France45Đơn phương14/03/2025
19Germany45Đơn phương14/03/2025
20Spain45Đơn phương14/03/2025
21Italia45Đơn phương14/03/2025
22Belarus45Đơn phương14/03/2025

III. Các loại ký hiệu thị thực (Visa) cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Ký hiệu NG:

  • NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

  • NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

  • NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

Ký hiệu LV:

  • LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ký hiệu ĐT:

  • ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

  • ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

  • ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

  • ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

  • ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giátrị dưới 03 tỷ đồng.

Ký hiệu DN:

  • DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ký hiệu NN:

  • NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

  • NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

  • NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Một số ký hiệu khác:

  • DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.

  • HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

  • PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

  • PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

  • LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khácDL – Cấp cho người vào du lịch.

  • LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

  • DL – Cấp cho người vào du lịch.

  • TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

  • VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

  • SQ – Cấp cho các trường hợp liên quan đến cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự gồm:

    • Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

    • Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

  • EV – Thị thực điện tử.

IV. Thời hạn thị thực (Visa) cho người nước ngoài tại Việt Nam

  • Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.

  • Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

  • Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

  • Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

  • Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.

  • Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm

  • Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.

  • Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.

  • Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

  • Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.

V. Yêu cầu, điều kiện được cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thời hạn giá trị còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất một tháng so với thời hạn giá trị của visa xin cấp.

VI. Hồ sơ khách hàng cung cấp khi thực hiện thủ tục cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

  • Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

  • Tờ khai đề nghị cấp thị thực;

  • Hộ chiếu gốc;

  • 02 Ảnh hộ chiếu 2×3 cm;

  • Xác nhận tạm trú/ Đăng ký tạm trú;

Trong trường hợp đến Việt Nam ngoài mục đích du lịch thì cần thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;

  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đơn vị bảo lãnh;

  • Tài liệu chứng minh mục đích nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép lao động, Giấy chứng nhận kết hôn, thẻ luật sư,….

VII. Thủ tục cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Bước 2: Đăng nhập trang thông tin điện tử cấp thị thực visa

Người nước ngoài truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử thuộc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (có tên miền tiếng Việt là “https://dichvucong.bocongan.gov.vn/”, tiếng Anh là “https://e-services.mps.gov.vn/”) để nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh mặt chân dung và trang nhân thân hộ chiếu.

Bước 3: Hệ thống cấp mã hồ sơ cho người đăng nhập

Sau khi thực hiện bước này, người nước ngoài sẽ được hệ thống cấp mã hồ sơ điện tử.

Bước 4: Nộp phí theo quy định

Nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Thời gian nộp hồ sơ: 24 giờ/07 ngày. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sang thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

Bước 5: Nhận kết quả

Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.

VIII. Dịch vụ tư vấn visa cho người nước ngoài của ESLaw

  • Tư vấn những vướng mắc của khách hàng về các quy định của pháp luật về visa/thị thực cho người nước ngoài;

  • Tư vấn các điều kiện để người lao động nước ngoài được cấp visa/thị thực theo các mục đích lưu trú;

  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết để xin cấp visa/thị thực theo các mục đích lưu trú;

  • Dịch, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu sử dụng cho việc xin cấp visa/thị thực;

  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp visa/thị thực tại Việt Nam cho khách hàng;

  • Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ trọn gói về thủ tục cấp visa/thị thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Ngoài những nội dung trên, ESLaw còn hỗ trợ khách hàng tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục cấp visa/thị thực cho người nước ngoài như: tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động; thủ tục xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động, thủ tục đầu tư của NĐT nước ngoài tại Việt Nam… Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với Hãng Luật ESLaw để được tư vấn và hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục cấp visa nhanh chóng và chính xác.

Thông báo

Facebook
Zalo
Hà Nội
HCM