Ly thân là gì? Những điều cần biết về ly thân?

Ngày nay, tranh cãi và bất đồng trong đời sống vợ chồng là khó tránh khỏi, dẫn đến tình cảm gia đình bị rạn nứt. Và một trong những cách để giải quyết để giải quyết vấn đề này thì một số cặp đôi chọn ly thân để giải thoát cho bản thân. Vậy ly thân là gì? Những điều cần phải biết về ly thân? Hãy để ESLaw chia sẻ cho bạn biết nhé

#1. Ly thân là gì?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có quy định cụ thể về ly thân. Ly thân chỉ là một thuật ngữ xã hội, không mang tính chất pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, ly thân được hiểu là tình trạng vợ chồng chưa ly hôn nhưng không sống chung hoặc dù sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng, không sinh hoạt chung và không giao tiếp với nhau nhưng vẫn chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.

tai-xuong-3
Ly thân là gì? Những điều cần biết về ly thân? (Nguồn Internet)

#2. Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?

Như đã nói ở trên, Ly thân chỉ là một thuật ngữ xã hội, không mang tính chất pháp lý. bên cạnh đó, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện tại thì quan hệ vợ chồng bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

  • Khi một trong hai vợ hoặc chồng qua đời;

  • Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một trong hai người vợ hoặc chồng đã qua đời, thì thời điểm kết thúc quan hệ hôn nhân sẽ được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Do đó, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng bị chấm dứt. Hai người ly thân vẫn là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

#3. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Do hai người ly thân vẫn là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, nên họ cũng vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

#3.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân 

Các quyền và nghĩa vụ của công dân về nhân thân theo Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các luật khác có liên quan.

  • Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

  • Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

  • Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

  • Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

  • Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

  • Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

  • Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

#3.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản 

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì đối với tài sản vợ và chồng có các nghĩa vụ sau:

  • Đối với tài sản chung: 

    • Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    • Có quyền chiếm hữu sử dụng định đoạt;

    • Có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

    • Có nghĩa vụ đối với phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    • Có nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    • Có nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    •  Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

  • Đối với tài sản riêng:

    • Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên;

    • Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung;

    • Có nghĩa vụ đối với tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

    • Có nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

    • Có nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

    • Có nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

#3.3. Quyền và nghĩa vụ đối với con cái

Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đối với con cái cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;

  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

  • Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

#4. Thủ tục ly thân.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Đây đơn thuần là thuật ngữ xã hội chứ không phải thuật ngữ pháp lý. Vì lẽ đó, khi muốn ly thân hai vợ chồng sẽ tự thương lượng thỏa thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề có liên quan như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản và con chung phát sinh trong thời kỳ ly thân, trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với người thân gia đình.

#5. Phân biệt ly thân và ly hôn

Ly thânly hôn là hai khái niệm xuất hiện thường xuyên trong hôn nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này. Vậy từ các nội dung phân tích trên về ly thân, ESlaw sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này.

Điểm giống nhau giữa ly thân và ly hôn

 Đều xuất phát từ việc hai bên đều đã không còn măn nồng về mặt tình cảm. Dẫn đến quan hệ hôn nhân đang đi vào bế tắc, khiến cả hai bên đều không thể chung sống, sinh hoạt chung  và chia sẻ với nhau như những cặp vợ chồng khác được nữa.

Điểm khác nhau giữa ly thân và ly hôn

Tiêu chíLy thânLy hôn
Khái niệm

Ly thân chỉ là một thuật ngữ xã hội, không mang tính chất pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, ly thân được hiểu là tình trạng vợ chồng chưa ly hôn nhưng không sống chung hoặc dù sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng, không sinh hoạt chung và không giao tiếp với nhau nhưng vẫn chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Thủ tục tiến hànhHiện tại, chưa có quy định pháp luật nào quy định về thủ tục ly thân nên không cần tuân theo trình tự thủ tục, mà dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng.

- Bắt buộc phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định tại Điều 51, 55, 56  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo từng trường hợp;

- Trình tự thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Hậu quả pháp lýQuan hệ nhân thân

Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Theo đó các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn được pháp luật bảo vệ.

Ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân của vợ chồng. Đồng thời, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn.

Quan hệ tài sản

Do vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận khác của vợ và chồng thì tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn là tài sản chung

- Tài sản được chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án của Tòa án;

- Tài sản sau khi ly hôn là tài sản riêng.

Quan hệ với con cáiCả vợ chồng  có quyền thỏa thuận ai có quyền nuôi con. Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm châm sóc và giáo dụng con vì vẫn còn trong thời kỳ hôn nhân.

- Khi tiến hành thủ tục ly hôn, con chung sẽ được vợ chồng thỏa thuận ai có quyền trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con;

- Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.

Trên đây, ESLaw đã chia sẻ nội dung về Ly thân là gì? Những điều cần biết về ly thân? . Mọi vướng mắc xin liên hệ 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng cảm ơn!  

 

ESLAW
Tác giả ESLAW Admin
Bài viết trước Ly hôn là gì? Những vấn đề pháp lý cần cần biết về ly hôn?

Ly hôn là gì? Những vấn đề pháp lý cần cần biết về ly hôn?

Bài viết tiếp theo

Đất chưa có Sổ đỏ khi ly hôn có được chia không?

Đất chưa có Sổ đỏ khi ly hôn có được chia không?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Hà Nội
HCM