Cưỡng ép ly hôn bị xử lý như thế nào?

Hôn nhân tại Việt Nam là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và bình đẳng. Mọi hành vi cưỡng ép, cản trở hôn nhân đều bị xử lý theo pháp luật. Sau đây, ES Law sẽ chia sẽ cụ thế về vần đề cưỡng ép ly hôn

#1. Cưỡng ép ly hôn là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải  ly hôn trái với ý muốn của họ.

Như vậy có thể hiểu đơn giản là cưỡng ép là hôn làm hành vi tác động đến người còn lại trong hôn nhân, khiến cho họ buộc phải ly hôn, mặc dù họ không muốn điều đó.

#2. Cưỡng ép ly hôn bị xử lý như thế nào?

Hành vi cưỡng ép ly hôn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cụ thể như sau:

#2.1. Xử phạt hành chính

Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

Như vậy, hành vi cưỡng ép ly hôn có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.

#2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 181, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: 

Người nào cưỡng ép người khác hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, có thể hiểu là nếu đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi cưỡng ép ly hôn. Nhưng sau đó lại tiếp tục thực hiện hành vi này, thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Dấu hiệu cấu thành tội cưỡng ép ly hôn

  • Khách thể:  Hành vi cưỡng ép ly hôn đã xâm phạm quyền được duy trì hôn nhân hoặc tự nguyện ly hôn, là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.

  • Mặt khách quan:  Hành vi cưỡng ép ly được thể hiện qua các thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác. Cụ thể:

    • Hành hạ và ngược đãi là những hành vi đối xử tàn nhẫn, gây ra đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài cho người khác, chẳng hạn như thường xuyên đánh đập (dù không gây thương tích), giam giữ, bắt nhịn ăn, chịu lạnh, lăng mạ…..

    • Uy hiếp tinh thần là khi một người đe dọa sẽ gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản, hoặc các quyền lợi quan trọng của người khác, khiến họ thực sự lo sợ và phải khuất phục. Ví dụ, đe dọa đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư, hoặc cha mẹ, người thân dọa tự tử nếu không ly hôn….

    • Yêu sách của cải là việc đòi hỏi tài sản một cách vô lý, và coi đó là điều kiện để ly hôn, nhằm cản trở việc ly hôn tự nguyện giữa hai bên.

  • Chủ thể: Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, chủ thể thường là những người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, như quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc công việc, và nạn nhân thường phụ thuộc vào họ ở mức độ nhất định.

  • Mặt chủ quan: Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý, với mục đích cưỡng ép người khác ly hôn trái hoặc cản trở người đó duy trì hôn nhân theo nguyện vọng của họ.với sự tự nguyện của họ.  

Trên đây, ESLaw đã chia sẻ nội dung về cưỡng ép ly hôn bị xử lý như thế nào? . Mọi vướng mắc xin liên hệ 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng cảm ơn!           

 

 

 

ESLAW
Tác giả ESLAW Admin
Bài viết trước Có thể yêu cầu tòa án điều tra "quỹ đen" của chồng khi ly hôn không?

Có thể yêu cầu tòa án điều tra "quỹ đen" của chồng khi ly hôn không?

Bài viết tiếp theo

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được quyền thăm con

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được quyền thăm con
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Hà Nội
HCM