Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất và hướng dẫn cách viết
Khi ly hôn thuận tình, thì thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ là đơn xin ly hôn đồng thuận. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn chuẩn cùng hướng dẫn chi tiết, giúp các cặp vợ chồng có thể tự mình soạn thảo đơn một cách dễ dàng.
#1. Mẫu đơn ly hôn thuận tình chuẩn mới nhất
Đơn xin ly hôn thuận tình được sử dụng khi hai vợ chồng tự nguyện chấm dứt hôn nhân và đã thỏa thuận xong các vấn đề liên quan như chia tài sản chung, quyền nuôi con,... Về mặt pháp lý, mẫu đơn này là “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Trên thực tế, mẫu đơn này chính là đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Đơn có thể được viết tay hoặc đánh máy, nhưng cần đảm bảo đầy đủ thông tin để Tòa án có thể xem xét và giải quyết.
Dưới đây là mẫu ly hôn thuận tình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..
Họ tên người yêu cầu:
1. Tên chồng: …...…………………………….. Sinh năm: …………………….
Địa chỉ:............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
2. Tên vợ: …...…………………………….. Sinh năm: ………...……………….
Địa chỉ.............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau:
1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
- Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….
- Về con chung: .......................................................................................................
- Về tài sản chung: ……..........................................................................................
- Về công nợ:..........................................................................................................
2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….
3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…………..
4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyế:………….…………………………………………………………..
5. Thông tin khác:……………………………………………………………
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:
1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.
NGƯỜI YÊU CẦU
Vợ | Chồng |
Bạn có thể tải mẫu đơn ly hôn thuận tình ở đây:
>>> Tải: Đơn ly hôn thuận tình
#2. Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn ly hôn thuận tình
#2.1 Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Theo quy định tại Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hai vợ chồng có thể thỏa thuận, quyết định nộp đơn ly hôn theo thỏa thuận. Vi vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ hoặc người chồng cư trú, làm việc theo thỏa thuận của vợ chồng.
#2.2 Những vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết
Về quan hệ hôn nhân
Ly hôn thuận tình được định nghĩa tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Theo quy định này, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn trong trường hợp:
- Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn;
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Đặc biệt: Nếu không thỏa thuận được hoặc có nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ không giải quyết việc ly hôn thuận tình mà có thể sẽ chuyển sang ly hôn đơn phương.
Mặc dù nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì không phải ai cũng giống nhau nhưng đã phần đều sẽ thuộc một số nguyên nhân sau đây mà bạn có thể tham khảo:
- Khác biệt về quan điểm sống “Chúng tôi có sự khác biệt lớn về quan điểm sống và cách nhìn nhận vấn đề, dẫn đến mâu thuẫn thường xuyên trong cuộc sống hôn nhân. Sau nhiều lần cố gắng hàn gắn nhưng không đạt được kết quả, chúng tôi quyết định ly hôn để tránh tổn thương cho cả hai.”
- Mất đi sự tôn trọng và tình cảm “Trong quá trình chung sống, tình cảm giữa chúng tôi dần phai nhạt, không còn sự tôn trọng lẫn nhau. Các vấn đề trong gia đình ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hạnh phúc cá nhân và sự phát triển của con cái. Chúng tôi đã thống nhất ly hôn để tìm lại sự bình yên cho mỗi người.”
- Không còn tiếng nói chung “Qua thời gian, chúng tôi không còn tìm thấy tiếng nói chung trong cuộc sống hôn nhân. Mọi nỗ lực hòa giải đều không mang lại kết quả, và mối quan hệ giữa hai bên đã rơi vào tình trạng bế tắc. Do đó, chúng tôi quyết định ly hôn để giải thoát cho cả hai.”
- Bất đồng về tài chính và lối sống “Chúng tôi gặp phải nhiều mâu thuẫn liên quan đến tài chính và cách quản lý cuộc sống gia đình. Các vấn đề này đã làm xói mòn tình cảm và niềm tin giữa hai vợ chồng. Dù đã cố gắng khắc phục, nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện, nên chúng tôi thống nhất ly hôn.”
- Không thể hòa giải mâu thuẫn trong thời gian dài "Sau một thời gian chung sống, giữa chúng tôi đã phát sinh nhiều mâu thuẫn về công việc, gia đình và trách nhiệm. Mặc dù đã thử hòa giải nhưng các mâu thuẫn này không thể giải quyết, làm cho hôn nhân không còn hạnh phúc và không thể tiếp tục duy trì."
- Về con chung
Vợ chồng có thể thỏa thuận về: Người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì dựa vào các căn cứ sau đây để quyết định người nuôi con sau khi ly hôn:
- Căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con;
- Nếu còn từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con;
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con. Trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.
Vi vậy, trong đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, cả hai cần trình bày rõ các thông tin, nội dung liên quan đến con chung trong đơn ly hôn bao gồm: có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục với từng con, nguyện vọng và quyết định của con (trường hợp trẻ từ 07 tuổi trở lên).
Sau khi ly hôn, cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và được quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, người này không được lợi dụng việc thăm non để cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu không sẽ bị hạn chế quyền thăm con.
Người trực tiếp nuôi con được quyền yêu cầu người còn lại thực hiện nghĩa vụ với con; được quyền yêu cầu tôn trọng quyền nuôi con của mình và không được cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giá dục con.
- Về tài sản chung
Hiện nay theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình, chế độ tài sản của hai vợ, chồng gồm: Chế độ tài sản theo luật định và theo thỏa thuận.
Trong đó, khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016 quy định:
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản.
Hai bên đã thỏa thuận thế nào thì có thể ghi rõ đề nghị kèm theo thông tin cụ thể về từng loại tài sản. Tòa án sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng để tiền hành phân chia tài sản. Nếu không có thì cũng nêu rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Lưu ý: Tài sản riêng của người nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó, sẽ không thuộc trường hợp phải phân chia khi ly hôn trừ trường hợp đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Về công nợ
Một trong những nội dung không thể thiếu khi vợ, chồng ly hôn là xác định quyền, nghĩa vụ tài sản với người thứ ba. Trong đó, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi hai vợ chồng ly hôn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi ly hôn thuận tình, hai vợ chồng đã thỏa thuận về công nợ chung và muốn Tòa án công nhận thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia
#2.3 Giấy tờ nộp kèm theo
Để Toà án công nhận ly hôn thuận tình, bên cạnh mẫu đơn ly hôn thuận tình, các loại giấy tờ cần có, cặp vợ chồng cũng phải chuẩn bị và nộp đầy đủ gồm:
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (bản chứng thực);
Giấy xác nhận thông tin cư trú;
Giấy khai sinh nếu hai vợ chồng có con chung và trong đơn có đề cập đến việc giành quyền nuôi con (bản chứng thực);
Đăng ký kết hôn (bản chính);
Các giấy tờ khác như giấy tờ về tài sản, công nợ…
#3. Thủ tục ly hôn thuận tình thực hiện thế nào?
Để ly hôn thuận tình, vợ chồng có nhu cầu cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ trong việc thuận tình ly hôn bao gồm:
- Giấy chứng nhận kết hôn bản chính;
- Bản sao chứng thức giấy tờ tùy thân gồm Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy xác nhận thông tin cư trú;
- Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có);
- Giấy tờ về tài sản nếu có tài sản và có yêu cầu Tòa án giải quyết…(nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình được quy định tại Điểm h khoản 2 Điều 39 và Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú.
Vì vậy, hai bên có thể thỏa thuận nộp đơn ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng (tạm trú hoặc thường trú) cư trú.
Hình thức nộp hồ sơ ly hôn có thể là nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Bước 3: Nộp lệ phí và Tóa án giải quyết vụ việc
Tòa án sẽ phân công Thẩm phán đảm nhận sau khi đầy đủ hồ sơ và thông báo nộp lệ phí. Sau khi nộp lệ phí, hai bên sẽ nhận được thông báo về giải quyết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Việc giải quyết yêu cầu này có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng, trong đó Tòa án sẽ tiến hành xét đơn yêu cầu và hòa giải.
Bước 4: Tòa án ra quyết định
Sau khi giải quyết hòa giải và xem xét, tòa án sẽ đưa ra những quyết định sau:
Nếu cả 2 bên muốn ly hôn thì tòa sẽ công nhận thuận tình ly hôn;
Nếu cả 2 bên muốn đoàn tụ thì đơn yêu cầu ly hôn sẽ được đình chỉ giải quyết.
Trên đây, ESLaw đã chia sẻ mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất và hướng dẫn cách viết . Mọi vướng mắc pháp lý về ly hôn, thủ tục ly hôn... Hãy gọi ngay: 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn. Trân trọng cảm ơn!
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Lễ ký kết hợp đồng giữa Hãng luật ES và Trung tâm trợ giúp pháp lý
Ngày 4 tháng 6 năm 2024, Công ty TNHH Luật ES và Cộng sự (ESLaw) đã chính thức ký kết hợp đồng hợp ...
Ly hôn đơn phương là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn
Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết về các điều kiện, thủ tục, và quyền lợi liên quan để đảm ...
Ly hôn thuận tình là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn
Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết về các điều kiện, thủ tục, và quyền lợi liên quan để đảm ...
Mẫu Đơn ly hôn đơn phương mới nhất và hướng dẫn cách viết
Khi ly hôn đơn phương, thì thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ là đơn ly hôn đơn phương. Bài viết sau ...
Ly hôn đơn phương mất bao lâu? Làm sao để ly hôn nhanh nhất?
Khi quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân, ai cũng mong muốn quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng. ...
Vợ có được thừa kế tài sản trước hôn nhân của chồng
Nhiều tranh chấp đã phát sinh do người dân không rõ liệu tài sản thừa kế là tài sản chung hay riêng, ...