Ly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện được hay không?

Khi ly hôn, không phải ai cũng muốn gặp mặt người còn lại vì những căng thẳng và mâu thuẫn trong mối quan hệ. Do đó, nhiều người nghĩ đến việc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn thay mình. Nhưng liệu việc ủy quyền này có được pháp luật cho phép? Vậy hãy để ESLaw chia sẻ cho bạn về vấn này nhé

#1. Có được ủy quyền tham gia tố tụng ly hôn cho người khác không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tổ tụng dân sự 2015:

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Như vậy, việc "tham gia tố tụng" trong quá trình ly hôn không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình. Điều này có nghĩa là dù muốn tránh đối mặt với người còn lại, bạn vẫn buộc phải trực tiếp đến Tòa án để giải quyết ly hôn. Việc này đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình pháp lý, đồng thời đảm bảo quyền lợi của cả hai bên trong những quyết định quan trọng như phân chia tài sản và quyền nuôi con.

Bên cạnh đó, dù việc "tham gia tố tụng" trong quá trình ly hôn thường không thể ủy quyền cho người khác. Nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Trong những tình huống này, cha, mẹ, hoặc người thân thích khác có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và trở thành người đại diện cho một bên. Điều này thường xảy ra khi người muốn ly hôn không thể tự mình tham gia do những lý do đặc biệt như sức khỏe, hoặc mất năng lực hành vi dân sự, đảm bảo quyền lợi của người đó trong quá trình giải quyết ly hôn.

#2. Trường hợp nào cần ủy quyền tham gia ly hôn?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, cha mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và là người đại diện tham gia tố tụng nếu một bên vợ, chồng bị bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Và người đó, đồng thời cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

#3. Có được ủy quyền cho luật sư tham gia giải quyết ly hôn không?

Theo như phân tích ở trên, hiện nay pháp luật không cho phép đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn, nhưng không cấm đương sự ủy quyền cho người khác hỗ trợ mình trong các giai đoạn khác của vụ án. Vì vậy, Luật sư hoàn toàn có thể:

  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý về việc ly hôn;

  • Thay đương sự nộp đơn ly hôn, nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý, thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

  • Tham gia các phiên họp hòa giải, công khai chứng cứ cùng đương sự;...

Như vậy, đương sự trong vụ án ly hôn hoàn toàn có thể ủy quyền cho Luật sư thực hiện các công việc nêu trên để đảm bảo được quyền lợi cho bản thân mình

Trên đây, ESLaw đã chia sẻ nội dung về ly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện được hay không ? . Mọi vướng mắc xin liên hệ 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng cảm ơn!     

 

ESLAW
Tác giả ESLAW Admin
Bài viết trước Đang mang thai có thể ly hôn chồng không?

Đang mang thai có thể ly hôn chồng không?

Bài viết tiếp theo

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được quyền thăm con

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được quyền thăm con
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Hà Nội
HCM