Ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Tôi nghe nói về nhiều trường hợp khi công ty đứng trước nguy cơ phá sản, giám đốc trước khi ly hôn đã chuyển toàn bộ tài sản cho vợ để tránh phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Tôi muốn biết liệu hành vi ly hôn như vậy có vi phạm pháp luật hay không? Nếu bị phát hiện, những người liên quan sẽ phải chịu hình phạt gì? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến trang hòm thư tư vấn của ESLaw. Đối với trường hợp này ESLaw đưa ra ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn giả tạo như sau:
Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì do giám đốc đã chuyển toàn bộ tài sản cho vợ để tránh phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ trước khi ly hôn. Nói cách khác là vị giám đốc này đang lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Như vậy, hành vi này của vị giám đốc chính là ly hôn giả tạo, và theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì đây là một trong những hành vi phạm pháp luật.
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
Theo quy định, người thực hiện hành vi ly hôn giả nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản mà không có mục đích thực sự chấm dứt hôn nhân có thể bị phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại toàn bộ lợi ích bất hợp pháp có được từ hành vi này.
Trên đây, là giải đáp thắc mắc của ESLaw về câu hỏi Ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào? Nếu có thì bị xử lphạt như thế nào?. Mọi vướng mắc xin liên hệ 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng cảm ơn!
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ly hôn là gì? Những vấn đề pháp lý cần cần biết về ly hôn?
Ly hôn là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các ...
Thủ tục ly hôn gồm những gì? Thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết thủ tục ly hôn, từ chuẩn bị hồ sơ đến quy trình nộp đơn theo luật hiện hành sẽ ...
Có được yêu cầu chồng bồi thường thanh xuân khi ly hôn
Tôi kết hôn năm 19 tuổi, và sau 10 năm chung sống, chồng tôi đã ngoại tình và đòi ly hôn, đồng thời ...
Có thể yêu cầu tòa án điều tra "quỹ đen" của chồng khi ly hôn không?
Khi ly hôn, các cặp vợ chồng phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Ly hôn thường là giải pháp cuối ...
Cưỡng ép ly hôn bị xử lý như thế nào?
Hôn nhân tại Việt Nam là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và bình đẳng. Mọi hành vi cưỡng ép, ...
Đang mang thai có thể ly hôn chồng không?
Tôi đang mang thai được hơn 2 tháng, thì tôi phát hiện chồng mình ngoại tình. Anh ta thẳng thừng nói ...
Ly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện được hay không?
Khi ly hôn, không phải ai cũng muốn gặp mặt người còn lại vì những căng thẳng và mâu thuẫn trong mối ...
Chồng có quyền được nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn?
Sau hơn hai năm chung sống, tôi và chồng cảm thấy không còn hợp nhau nữa nên đã quyết định ly hôn. ...
Có ly hôn được không khi vợ cố ý giữ hết giấy tờ?
Tôi muốn ly hôn với vợ nhưng vợ tôi không đồng ý, giấy đăng ký kết hôn và giấy tờ liên quan đến vợ ...
Ly hôn bao nhiêu lâu mới được lấy vợ mới?
Tôi và vợ mới ly hôn từ đầu năm năm ngoái. Giờ tôi đã gặp và yêu một người mới và muốn kết hôn, ...
Vợ vừa sinh, chồng phát hiện không phải con mình có ly hôn được không?
Ngày vợ sinh con, nhìn đứa bé, tôi cảm thấy có gì đó không đúng. Tôi lén làm xét nghiệm ADN, và kết ...
Sau khi ly hôn phát hiện con hiện tại không phải con ruột thì có phải cấp dưỡng nữa không?
Sau khi ly hôn, tôi phát hiện đứa con mà tôi đang cấp dưỡng không phải là con ruột của mình thì tôi ...
Mẫu Đơn ly hôn chuẩn theo quy định của Tòa án
Khi tiến hành ly hôn, cần nộp đơn theo mẫu chuẩn của Tòa án. Dưới đây là mẫu Đơn xin ly hôn mới nhất ...