Tòa không thụ lý vụ án ly hôn, người dân có thể kiện không?

Em đã ly thân với chồng gần 3 năm và đã nộp đơn ly hôn lên tòa án. Tuy nhiên, sau 4 tháng kể từ khi được triệu tập nhưng chồng không có mặt, tòa vẫn chưa xử lý, và cũng không thấy tin tức gì về phía tòa án. Em lo lắng vì nhà chồng có quen biết với người trong tòa. Em có thể kiện người thụ lý vụ án không, và làm thế nào để ly hôn nhanh chóng?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến trang hòm thư tư vấn của ESLaw. Đối với trường hợp của bạn, ESLaw xin đưa ra ý kiến như sau:   

Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, nếu chồng bạn cố tình trốn tránh đến lần thứ 2 khi Tòa án đã yêu cầu triệu tập hợp lệ, thì Tòa án có quyền xét xử vắng mặt chồng bạn.

Bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại hành vi của người tiến hành tố tụng,nếu cảm thấy hành vi của người tiến hành tố tụng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ theo Điều 504 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.

Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.

Tuy nhiên việc này sẽ tốn nhiều thời gian và rắc rối sẽ ảnh hướng tới việc quá trình giải quyết ly hôn của bạn. Thay vào đó bạn có thể yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại Khoản 14 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Trên đây, là giải đáp thắc mắc của ESLaw về tòa không thụ lý vụ án ly hôn, người dân có thể kiện không? . Mọi vướng mắc xin liên hệ 0977.555.822 hoặc gửi thư về địa chỉ mail: hanoi@eslaw.vn để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng cảm ơn!              

 

 

ESLAW
Tác giả ESLAW Admin
Bài viết trước Cần làm gì khi vợ không cho gặp con sau khi ly hôn

Cần làm gì khi vợ không cho gặp con sau khi ly hôn

Bài viết tiếp theo

Đất chưa có Sổ đỏ khi ly hôn có được chia không?

Đất chưa có Sổ đỏ khi ly hôn có được chia không?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Hà Nội
HCM